Nhà thuốc Ngọc Anh xin giới thiệu đến quý khách sản phẩm thuốc Katrypsin do công ty dược phẩm Khánh Hòa sản xuất có tác dụng chống phù nề và kháng viêm dạng men, dưới đây là các thông tin chi tiết về sản phẩm này.
Thuốc Katrypsin giá bao nhiêu? mua ở đâu Hà Nội, tphcm?
Thuốc Katrypsin giá 40.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng toàn quốc, tư vấn miễn phí 098 572 9595.
Xem thêm các sản phẩm cùng tác dụng:
Thành phần:
Mỗi viên thuốc Katrypsin chứa:
DẠNG THUỐC VÀ TRÌNH BÀY: Viên nén (trắng), Hộp 100 viên nén.
CHỈ ĐỊNH:
Thuốc Katrypsin chống phù nề và kháng viêm dạng men.
Điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật (Ví dụ: tổn thương mô mềm, chấn thương cấp bong gân, dập tím mô, khối tụ máu, bẩm máu, nhiễm trùng, phù nề mi mắt, chuột rút và chấn thương thể thao).
Hình ảnh: thuốc Katrypsin
LIỀU VÀ CÁCH DÙNG:
Đường uống: Uống một lần 2 viên, 3 hoặc 4 lần trong ngày, nên uống với nhiều nước (ít nhất 8 oz tương đương 240 ml) nhằm giúp gia tăng hoạt tính men.
Ngậm dưới lưỡi:4 đến 6 viên chia đều ra trong ngày. Để thuốc tan từ từ dưới lưỡi.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Không sử dụng chymotrypsin trên bệnh nhân giảm alpha-1 antit. Lưu ý, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là khí phế thủng, và hội chứng thận hư là nhóm nguy cơ giảm alpha-1 antitrypsin.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
- Không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào do sử dụng chymo- trypsin ngoại trừ đối tượng đã nêu trong mục thận trọng khi sử dụng.
- Nhiều nghiên cứu ở liều khuyến cáo cho thấy rằng trong xét nghiệm máu không phát hiện các men sau 24-48 giờ. Các tác dụng phụ thoáng qua có thể thấy (nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều) bao gồm: thay đổi sắc da, cân nặng, mùi phâ. Một vài trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
- Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG:
- Chymotrypsln được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể.
- Những bệnh nhân không nên điều trị các thuốc dạng men bao gồm: người bị rối loạn đông máu di truyền như hemophilia (chứng máu loãng khó đông), rối loạn đông máu, dùng thuốc kháng đông, sắp phải trải qua phẫu thuật, dị ứng với protein, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, loét dạ dày.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Hiện chưa có báo cáo về khả năng của thuốc ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
- Chymotrypsin thường được dùng phối hợp với các thuốc dạng men khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, chế độ ăn cân đối hoặc sử dụng Vitamin và bổ sung muối khoáng được khuyến cáo để gia tăng hoạt tính.
- Một vài loại hạt như hạt đậu jojoba (ở Bắc Mỹ), đậu nành có chứa nhiều loại protein ức chế hoạt tính. Tuy nhiên, những protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi.
- Không nên sử dụng Chymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm đường hô hấp, và không nên phối hợp Chymotrypsin với thuốc kháng đông vì làm gia tăng hiệu lực của
CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Không nên sử dụng Chymotrypsin cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Chymotrypsin là một men tiêu hóa phân huỷ các protein (còn gọi là men tiêu protein hay protease).
Trong cơ thể con người, Chymotrypsin được sản xuất tự nhiên bởi tuyến tụy. Tuy nhiên, Chymotrypsin cũng được sử dụng như một dạng men bổ sung nhằm cải thiện sức khỏe, tiêu hoá và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Men tiêu protein phân hủy phân tử protein thành dipeptid và amino acid. Ngoài Chymotrypsin, các men tiêu protein khác được tiết bởi tuyến tụy bao gồm trypsin và carboxypeptidase.
DƯỢC LỰC HỌC:
Chống phù nể và kháng viêm dạng men.
Như một thuốc kháng viêm, Chymotrypsin và các men tiêu protein khác ngân chặn tổn thương mô trong quá trình viêm và hình thành sợi tơ huyết (fibrin). Men tiêu protein tham gia vào quá trình phân hủy sợi tớ huyết được gọi là quá trình tiêu sợi huyết. Sợi tơ huyết hình thành lớp rào bao quanh vùng viêm gây tắc nghẽn mạch máu và mạch bạch huyết dẫn đến hiện tượng phù nề tại vùng viêm. Sợi tơ huyết cũng có thể phát triển thành các cục máu đông.